Ngành Công nghệ thông tin

/FileUploads/Article/Content/Avatar/9e28faac1b8d49bcbac2e3d67ddbb952.jpeg

Mã ngành: 7480201
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Văn bằng: Cử nhân Công nghệ Thông tin
Tổ hợp môn xét tuyển:
  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa – Tiếng Anh

Học ngành Công nghệ Thông tin có gì thú vị?

Công nghệ Thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm mạng lưới internet, phần mềm, trao đổi, phân phối, lưu trữ và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới mọi hình thức khác nhau. Đối với thế hệ Z - thế hệ sử dụng công nghệ thông tin từ rất sớm thì công nghệ thông tin là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Vì thế nếu bạn yêu công nghệ, thích máy tính, đam mê lập trình, luôn tìm tòi cải tiến những thiết bị/ ứng dụng xung quanh mình thì chọn Công nghệ thông tin là bạn đã đi đúng đường rồi đấy!

Bạn cần tố chất nào để học ngành Công nghệ Thông tin?

  • Đam mê công nghệ
  • Năng động, sáng tạo, tinh thần tự học
  • Tư duy logic kiến thức mới
  • Kỹ năng làm việc nhóm

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BETU

  • Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) mở ngành Công nghệ Thông tin thuộc Khoa Kỹ thuật – Công nghệ từ năm 2010.
  • Ngành Công nghệ Thông tin của BETU có 2 chuyên ngành: Công nghệ phần mềm và Hệ thống thương mại điện tử.
  • Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin BETU luôn chủ động học hỏi và tìm kiếm những cơ hội trải nghiệm cho bản thân thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ, tham quan thực tế các công ty chuyên về IT nhằm cập nhật xu hướng và tích lũy kinh nghiệm của ngành IT.

Nhà trường chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng mềm như Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Công nghệ Thông tin?

Cử nhân Công nghệ Thông tin có nhiều cơ hội lựa chọn công việc ở các doanh nghiệp, công ty chuyên ngành IT ở các vị trí như:

  • Kỹ sư dữ liệu
  • Lập trình viên phát triển phần mềm
  • Lập trình viên IoT
  • Quản trị mạng
  • Thiết kế hệ thống Mạng và bảo trì
  • Hệ thống Mạng

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Thông tin?

Chọn học ngành công nghệ thông tin bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên từ đó Kỹ sư Công nghệ Thông tin cũng có nhiều lựa chọn để phát triển nghề nghiệp hơn. Công việc IT còn cho phép bạn lựa chọn làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do.

Trong giai đoạn giới công nghệ có nhiều thay đổi trước làn sóng chuyển đổi số của các doanh nghiệp truyền thống và các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, việc tăng mạnh nhu cầu nguồn nhân lực IT là điều tất yếu.

Theo khảo sát của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng nhân sự ngành IT cho thấy năm 2020 nhân sự ngành IT thiếu hụt từ 70.000-90.000 nhân sự, dự đoán năm 2021 thiếu hụt khoảng 100.000 và năm 2022 thiếu khoảng 190.000 nhân sự. Đây là cơ hội việc làm cho các tân kỹ sư ngành công nghệ thông tin trong tương lai.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Thông tin tại BETU?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Công nghệ Thông tin các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT: 15.00 điểm (2020), 14.00 điểm (2021).
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (2020), 18.00 điểm (2021).

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

  • Trưởng Khoa: PGS. TS. Nguyễn Quốc Ý
  • Phó trưởng Khoa: ThS. Trần Thị Hoàng Oanh
  • Văn phòng Khoa: Khối khoa, Tầng trệt – 333 Thuận Giao 16, Phường Thuận Giao, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Website: www.ktkt.edu.vn
Xem thêm
  • Ngành Quan hệ công chúng
    Quan hệ Công chúng là ngành học vô cùng năng động đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật những điều mới mẻ để thích nghi với sự thay đổi của xã hội, từ đó đưa ra nhiều thông điệp quảng bá có hiệu quả đến với công chúng.
  • Ngành Quản trị kinh doanh
    Ngành Quản trị kinh doanh đào tạo ra những sinh viên năng động và linh hoạt để phù hợp làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như kế toán, tài chính, marketing, logistic. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện tại, nhân lực quản trị các kênh bán hàng, doanh nghiệp với tư duy đổi mới và kỹ năng chuyên môn tốt đang rất cần cho nền kinh tế.
  • Ngành Marketing
    Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm là hết sức quan trọng.
  • Ngành Quản trị văn phòng
    Quản trị văn phòng (tiếng Anh là Office Management) là ngành chuyên đào tạo công việc liên quan đến các lĩnh vực triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá, thiết kế, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng một cách hiệu quả. Quản trị văn phòng giúp phân tích và xây dựng nên hệ thống thông tin điện tử, thiết kế các trang mạng, trang thông tin phục vụ cho văn phòng và công tác quản lý dữ liệu, hồ sơ của công ty, doanh nghiệp.
  • Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
    Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các tổ chức kinh doanh khác.
Xem thêm Ngành đào tạo trình độ Đại học