Seminar “Kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp trong thời đại 4.0” năm 2024

Nhằm mục đích đưa các kiến thức, kỹ năng từ thực tiễn đến gần hơn với cộng đồng sinh viên BETU, sáng ngày 27-4-2024, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) tổ chức buổi seminar chuyên đề “Kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp trong thời đại 4.0” lần 2 năm 2024 với các nội dung chính như: "Giới thiệu các ứng dụng Robot trong công nghiệp” được trình bày bởi TS. Trần Trọng Toàn – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần (CP) Viet Dynamic; chủ đề “Trao đổi về công nghệ IoT và các ứng dụng” do TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương chia sẻ và chủ đề "Giới thiệu quy tắc Horenso" với phần chia sẻ của ThS. Nguyễn Thị Xuân Bình – Trưởng Team L&D Công ty CP Pizza 4Ps.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/8ef663c2d771459a818a82383d97a6fd.jpeg

Toàn cảnh seminar "Kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp trong thời đại 4.0” lần 2 năm 2024

Theo TS. Trần Trọng Toàn, Công ty CP Viet Dynamic được thành lập từ năm 2018, công ty chuyên về robot công nghiệp, giải pháp tự động hóa và tích hợp hệ thống, cải thiện hiệu suất sản xuất đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/ce07b7d4b4504230ae4070c166733482.jpeg

TS. Trần Trọng Toàn chia sẻ về ứng dụng robot công nghiệp trong sản xuất

Ứng dụng công nghệ robot trong hoạt động sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và năng suất lao động, giải quyết các vấn đề thiếu nhân công và an toàn lao động, từ đó, mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho ngành sản xuất trong tương lai.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/68af19f2d6544a0b92d1cff5f39d29fc.jpeg

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương đã cung cấp những giá trị của IoT đối với các lĩnh vực

Tại chủ đề “Trao đổi về công nghệ IoT và các ứng dụng”, TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương đã nêu rõ các tính năng của IoT (Internet vạn vật). Ứng dụng IoT là một tập hợp các dịch vụ, phần mềm thực hiện chức năng tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Nó sử dụng công nghệ máy học, trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, qua đó đưa ra các quyết định. Và những quyết định này sẽ được truyền trở lại thiết bị IoT, sau đó thiết bị sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/9ced30cea9134ed7b5caf9dbf9896f5e.jpeg

/fileuploads/Article/Content/Avatar/67d1bf94a2454242aa2f44786ae04d44.jpegThS. Nguyễn Thị Xuân Bình tại phần giao lưu, giải đáp thắc mắc của sinh viên

Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, ThS. Nguyễn Thị Xuân Bình đã giới thiệu cho sinh viên BETU tiếp cận với quy tắc Horenso – một phương pháp giao tiếp và làm việc nhóm đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Phương pháp này được kết hợp từ 3 yếu tố quy tắc là Hokoku - báo cáo; Renraku - liên hệ và Sodan – bàn bạc.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/cfbf70265b6d48378500d51eb69cd7b5.jpeg

/fileuploads/Article/Content/Avatar/7c586f33c17b48319977012719e54a40.jpegSinh viên chia sẻ những thắc mắc với các chuyên gia tại buổi seminar

Điểm lưu ý, trong bất kỳ công việc nào cũng phải báo cáo định kỳ cho cấp trên, thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp, cấp dưới và phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm một việc gì đó.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/2cc7fa1ac0f14ad09bf7c5105beeac95.jpeg

Tại buổi seminar, nhiều thắc mắc của sinh viên đã được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ, giúp các bạn có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn trong lĩnh vực tự động hóa, Internet vạn vật và quy tắc ứng xử tại nơi công sở./.

X.Phúc - M.Thiện

Xem thêm
Xem thêm Tin tức - sự kiện